Tất Tần Tật Về Acid Citric

Tất Tần Tật Về Acid Citric
Ngày đăng: 10 tháng trước

Acid citric/ Axit citric là nguồn dồi dào vitamin C, dùng rộng rãi trong mỹ phẩm để điều chỉnh pH. Kết hợp với bicarbonate để sản xuất sữa rửa mặt hoặc sữa tắm sủi bọt.

Ngoài ra acid citric được sử dụng phổ biến trong thực phẩm. Với khả năng tạo chua và làm tăng thời gian bảo quản, acid citric là thành phần quan trọng của nhiều sản phẩm.

1. Acid citric là gì?

Năm 1784, một nhà nghiên cứu người Thụy Điển tìm thấy acid citric. Đây là loại acid hữu cơ yếu, có nhiều trong chanh, có vị chua nên được sử dụng như một loại chất bảo quản tự nhiên và bổ sung vị chua cho nhiều sản phẩm.

 

2. Ứng dụng của acid citric

2.1 Thực phẩm đóng gói và đồ uống: làm tăng vị chua và giữ cho sản phẩm dùng được lâu hơn

Về khả năng bảo quản: acid citric có vai trò giữ cho thực phẩm đóng hộp được tươi trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, nó là một chất chống oxy hóa nên giúp một số thực phẩm mới cắt  như táo cắt lát không chuyển sang màu nâu. 

Với đặc tính tạo vị chua cho thực phẩm nên acid citric được dùng nhiều trong một số loại kem hoặc nước giải khát.

2.2 Rượu

Acid citric có khả năng cân bằng acid nên khi làm rượu đưa acid citric vào bảng thành phần của với mục đích cải thiện hương vị cuối cùng của rượu.

2.3 Các loại dược phẩm

Không ít các loại thuốc, dược phẩm hiện nay đều có thành phần là acid citric nhằm bảo quản các thành phần hoạt động, che giấu mùi vị thuốc.

Một số loại thuốc dạng kem chứa acid citric để làm sạch nhiễm trùng da. Các loại thuốc acid citric khác dạng viên nén có khả năng làm giảm lượng acid trong nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận. Bên cạnh đó, có thể dùng acid citric để điều trị tình trạng nhiễm toan chuyển hóa, cơ thể bị tích tụ acid.

2.4 Sản phẩm chăm sóc cá nhân

Trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, acid citric là thành phần góp phần làm tăng tác dụng làm mịn da cũng như để giữ cho sản phẩm bền hơn.

2.5 Chất tẩy rửa gia dụng và thuốc khử trùng

Trong công nghiệp acid citric đóng vai trò như dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa. Acid citric chính là thành phần hoạt hoá, giúp các dung dịch tẩy rửa mang lại hiệu quả tốt hơn, tạo bọt tốt hơn.

Khi hòa tan acid citric trong nước, dung dịch này có tính ăn mòn, tính chất này được ứng dụng trong chất tẩy rửa của máy rửa chén.

Các chất tẩy rửa gia dụng khác cũng được làm từ acid citric như một thành phần giúp loại bỏ vết bẩn và mùi hôi.

Acid citric giết chết một số loại virus và vi khuẩn, nên được dùng trong thành phần của thuốc xịt côn trùng, các sản phẩm diệt nấm, chất khử trùng tay.

2.6 Sản phẩm làm sạch môi trường

Acid citric có thể khử độc tố khỏi đất bị ô nhiễm mà không nguy hại đến môi trường xung quanh và thậm chí làm sạch chất thải từ hạt nhân.

Ứng dụng trong xử lý nước: acid citric tạo hiệu ứng chelat kim loại trong các sản phẩm như bột giặt, xà phòng giúp làm mềm nước cứng.

 

3. Citric acid trong mỹ phẩm

Cải thiện nếp nhăn bằng cách chà nhẹ chanh lên mặt. Những vùng da có dấu hiệu bị lão hóa sẽ được cải thiện. Citric Acid là nguồn dồi dào vitamin C - rất nổi tiếng với khả năng chống lão hóa.

Biện pháp khắc phục tự nhiên cho da cháy nắng bằng cách vắt lấy cốt 1 trái chanh, hòa vào 3 - 4 muỗng cà phê nước lọc rồi thoa đều lên da. Dần dần, vùng da cháy nắng sẽ được cải thiện đáng kể.

Acid citric giúp kích thích tăng cường sản xuất Collagen, tăng độ đàn hồi, săn chắc của da cũng như phát huy làm sáng da, làm mờ đốm nâu an toàn, nhanh chóng.

Tẩy tế bào chết và thúc đẩy việc tái tạo tế bào, giúp hình thành làn da mới. Acid citric là một dạng của AHA và hoạt động mạnh trên lớp hạ bì của da, có khả năng loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ được dầu nhờn và bả thừa hiệu quả.

 

4. Lưu ý khi dùng acid citric

Acid citric có thể gây ra các tác dụng phụ như bỏng nhẹ, ngứa ngáy và da nổi mẩn đỏ. Vì vậy, nên thử trước với một vùng da nhỏ để đảm bảo không có kích ứng.

 

5. Acid citric có phải chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm?

Theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm thì acid citric là chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo số thứ tự 118, có chức năng là chất điều chỉnh độ acid, chất chống oxy hóa, chất tạo phức kim loại, chất giữ màu.

Có được sử dụng acid citric vượt mức trong nước ép quả?

Theo Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm như sau:

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:

- Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;

- Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;

- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

+ Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:

- Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;

- Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;

- Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.

+ Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản này;

- Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản này;

- Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b, c khoản này.

+ Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2019/TT-BYT.

Ngoài ra, căn cứ theo Phụ lục 2A ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định mức sử dụng tối đa phụ gia trong thực phẩm quy định chất phụ gia acid citric dùng trong nhóm thực phẩm nước ép quả là tối đa 3000 ML (mg/kg).

Như vậy, theo quy định nêu trên, bạn không được vượt quá mức sử dụng chất phụ gia acid citric đối với nhóm thực phẩm nước ép quả mà chỉ sử dụng ở mức tối đa là 3000 ML (mg/kg).

Nước ép quả sử dụng acid citric chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

b) Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.

Như vậy, hành vi sử dụng acid citric chứa hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép trong nước ép quả sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Tuy nhiên căn cứ theo Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân còn đối với tổ chức sẽ gấp đôi.

Ngoài ra phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm, trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm và buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm, thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.

 

 

0
Zalo
Hotline