HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM

HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM
Ngày đăng: 9 tháng trước

1. hương liệu thực phẩm là gì

Hương liệu thực phẩm là một nhánh của phụ gia thực phẩm. Nó được thêm vào để tạo mùi hoặc bổ sung thêm mùi vị vốn có của sản phẩm, cũng có khi dùng để che lấp đi mùi không mong muốn.

Hương liệu được tạo ra bởi quá trình xử lý vật lý, enzyme và vi sinh các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật hay thực vật ở dạng thô hoặc qua xử lý thông thường để chuẩn bị thực phẩm tiêu thụ cho con người.

Hương liệu là một nhân tố quan trọng giúp các món ăn và thức uống trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng trong chế biến có thể khiến thực phẩm mất đi hương vị vốn có. Do đó, nhiều cơ sở sản xuất đã chọn hương liệu tự nhiên như một giải pháp hoàn hảo để tạo ra một sản phẩm đầy đủ sắc, hương, vị.

Hương liệu là một phần quan trọng giúp thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn

2. CÁC LOẠI hương liệu thực phẩm

2.1. Theo nguồn gốc

Hương liệu có nguồn gốc tự nhiên: được chưng cất, tách chiết từ các nguyên liệu tự nhiên như trái cây, ca cao, cà phê, các loại rau có mùi thơm…do đó được đánh giá có độ an toàn đối với sức khỏe cao. Tuy nhiên, để tạo được hương liệu tự nhiên sẽ phải tốn rất nhiều nguyên liệu. Cũng vì lẽ đó mà hương liệu tự nhiên thường có giá thành cao.

Hương liệu tổng hợp dùng cho thực phẩm: Là những loại hương liệu được cấu tạo từ thành phần axit hữu cơ, được cho phép dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chúng sẽ trải qua quá trình tách chiết để có được hương vị giống với sản phẩm tự nhiên. Việc hương liệu tổng hợp được sử dụng nhiều là do giá thành rẻ, lại dễ sử dụng. Tuy nhiên, với thành phần chính là hóa học nên loại hương liệu này không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, vì vậy phải tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng.

2.2. Theo trạng thái

Hương liệu thực phẩm dạng lỏng: Là loại hương liệu dễ hòa tan, dễ sử dụng. Tuy nhiên, loại hương liệu này lại dễ bay hơi, kém bền khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Hương liệu thực phẩm dạng bột: Trái ngược với hương liệu dạng lỏng, hương liệu dạng bột sẽ không bay hơi và chịu được các tác nhân từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng.

3. Lưu ý khi dùng hương liệu thực phẩm

Đảm bảo các tiêu chuẩn về hương liệu mà Bộ Y tế đưa ra như liều lượng sử dụng, các loại hương liệu được phép sử dụng.

Lựa chọn đơn vị cung cấp hương liệu uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Hương liệu phải có nguồn gốc xuất xứ, chứng từ rõ ràng.

Tránh xa các loại hương liệu không có nguồn gốc rõ ràng. Vì chúng có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng như ung thư,…

Các chuyên gia thường khuyến khích nhà sản xuất nên cho hương liệu vào cuối cùng của quá trình sản xuất để phát huy tối đa mùi hương.

0
Zalo
Hotline