SO SÁNH 2 LOẠI PHÂN LÂN - DAP VÀ MAP

SO SÁNH 2 LOẠI PHÂN LÂN - DAP VÀ MAP
Ngày đăng: 12 tháng trước

Trong quá trình sản xuất phân bón, khi cho khí amoniac phản ứng với quặng phốt phát thì sinh ra 3 dạng là:

MonoAmonium Phosphate - MAP (NH4H2PO4)

- DiAmonium Phosphate - DAP ((NH4)2HPO4)

- TriAmonium Phosphate - TAP ((NH4)3PO4)

Trong đó MAP và DAP được sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp.

Để việc sử dụng được hiệu quả, chúng ta nên lưu ý một số điểm về 2 loại phân bón này như sau:

 

Giống nhau:

  • Tan tốt trong nước
  • Hàm lượng dinh dưỡng cao, chủ yếu là đạm (nitơ) và lân (P2O5)
  • Là các loại phân mà cây trồng có thể hấp thu nhanh.

Khác nhau

MAP

DAP

Đạm (nitơ): 12%

Lân (P2O5): 61%

Đạm (nitơ): 21%

Lân (P2O5): 54%

pH: 4-5 có tính hơi acid

pH: 7-8 trung tính và dùng được cho mọi loại đất

Giá thành cao và độ tinh khiết cao hơn, nên hòa tan vào nước để phun

Giá thành thấp hơn, có thể rải trực tiếp

Có thể sử dụng ở mọi giai đoạn, tuy nhiên ở giai đoạn tạo mầm sẽ có hiệu quả vượt trội hơn

Hay dùng để bón thúc, sử dụng được ở hầu hết các giai đoạn, trừ giai đoạn nở hoa/ xả nhụy do dễ làm rụng hoa.

Phun lên lá non: liều lượng 0,5% (0,5Kg phân pha trong 100 lít nước)

Phun lên lá già: liều lượng 1%

Phun trực tiếp lên lá: Liều lượng 1%  và nên lọc bỏ cặn trước khi phun

 

DAP chứa lượng nitơ ammonium gấp đôi so với MAP và do độ pH hòa tan của nó có tính kiềm cao hơn MAP, DAP có khả năng mất nitơ nhiều hơn thông qua sự bay hơi amoniac khi truyền lên đất trung tính với đất kiềm. Mất nitơ từ DAP có thể cao hơn tới 20% so với MAP khi phát trên đất trung tính đến đất kiềm.  

Cần thận trọng khi sử dụng DAP trong một số điều kiện đất và môi trường để tránh thiệt hại.

0
Zalo
Hotline